Phân loại nhà tiền chế

Cho đến nay ở Việt Nam, nhà tiền chế chưa có một sự phân loại chính thức rõ ràng do nhu cầu đa dạng và đặc tính linh hoạt của nó. Nhưng những người trong nghề vẫn có một số quy ước chung về phân loại mà chúng ta thường thấy sau đây:

1. Phân loại theo cầu trục: có cầu trục và không cầu trục

2. Phân loại theo mái: một mái dốc và hai mái dốc

3. Phân loại theo nhịp: một nhịp và nhiều nhip hoặc nhịp lớn (có cột giữa hoặc không cột giữa) và nhịp bé (không có cột giữa)

Còn có nhiều kiểu phân loại khác, bạn có thể tham khảo thêm chi tiết tại đây:

Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp của mình, chúng ta có chọn lựa phù hợp để yêu cầu đơn vị thiết kế và thi công theo những tiêu chí trên để đáp ứng tốt nhất cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Cấu trúc và thành phần cấu tạo nhà thép tiền chế:

Nha-thep-tien-che-QSB_mo-hinh-nha-xuong

1. Kết cấu chính

Là hệ thống kết cấu chịu lực của nhà tiền chế bao gồm móng, dầm móng, kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy, hệ khung chống gió, hệ giằng, và cột, kèo hình chữ “I” dùng để làm khung chính.

Hệ kết cấu này được phân thành:

  • Kết cấu chịu lực theo phương đứng: tường, cửa đi, cửa sổ và cửa mái đứng…
  • Kết cấu chịu lực theo phương ngang: mái, cửa mái nằm ngang…

Kết cấu chính nhận tải trọng của toàn bộ ngôi nhà và truyền xuống mặt đất:

  • Tải trọng cố định: toàn bộ ngôi nhà và các trang thiết bị được bố trí cố định như cầu trục trên mái hoặc máy móc trên sàn.
  • Tải trọng không cố định: như con người, phương tiện vận tải, hàng hóa, áp lực gió…

2. Kết cấu phụ:

Vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, hệ sàn công tác, cầu thang và xà gồ mái, xà gồ tường hình chữ “C” và “Z”.

3. Kết cấu bao che và tạo hình:

Được lắp dựng bằng tôn mái và tôn tường. Kết cấu này nhằm giới hạn không gian nhà và bảo vệ ngôi nhà và tất cả những thứ được chứa trong ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết và môi trường. Ngoài ra, kết cấu này còn giúp cho ngôi nhà thêm phần thẩm mỹ.

Hệ kết cấu này được phân thành:

  • Kết cấu bao che theo phương đứng: tường, cửa đi, cửa sổ và cửa mái đứng.
  • Kết cấu bao che theo phương ngang: mái, cửa mái nằm ngang.

Quy trình xây dựng nhà tiền chế:

QSBSteel_quy-trinh-xay-dung-nha-tien-che

1. Thiết kế

Thiết kế bản vẽ kiến trúc: trình bày các giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và tư vấn chọn phương án tối ưu nhất về giá cả đối với nhu cầu của chủ đầu tư. Sau đó, hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể hiện ý đồ trên các bản vẽ phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.

Thiết kế bản vẽ gia công: một khi bản vẽ kiến trúc được phê duyệt thì bản vẽ gia công sẽ thể hiện chi tiết và đánh mã số rõ ràng cho cấu kiện trên bản vẽ. Bản vẽ thể hiện sai sẽ dẫn đến những sai phạm cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

2. Gia công
QSBSteel_quy-trinh-gia-cong

3. Lắp dựng

Yêu cầu:

Kỹ sư phải đọc hiểu sơ đồ bố trí chi tiết từng cấu kiện và thứ tự lắp dựng trong bản vẽ lắp dựng để bảo đảm chất lượng và an toàn cho công trình. Giai đoạn này được tiến hành với sự hỗ trợ đắc lực từ máy cẩu để đưa các cấu kiện lên cao.

Các giai đoạn chính trong quy trình lắp dựng:

  • Khảo sát, kiểm tra, lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị, trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật tư tại công trường.
  • Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra và đôn đốc.
  • Lắp cột gian khóa cứng.

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong3

  • Lắp đặt dầm kèo.

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong5

 

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong6

  • Lắp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi.

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong7

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong8

  • Kéo tôn và lợp mái.

QSBSteel_lap-rap-nha-xuong9

  • Lắp đặt xà gồ vách, tôn vách, máng xối, ống xối.
  • Lắp cửa và phụ kiện khác.
  • Tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng

Ưu điểm của nhà tiền chế

  • Trọng lượng nhẹ so với bê tông cốt thép giúp áp lực tải trọng giảm đi rất nhiều.
  • Tiết kiệm được nguyên vật liệu phụ nhiều hơn so với khi thi công xây dựng các loại nhà khác.
  • Không gian nhà tiền chế rộng, giúp cho việc hoạt động trong đó xuyên suốt và thống nhất.
  • Đồng bộ cao, dễ mở rộng quy mô khi doanh nghiệp phát triển.
  • Chi phí cho loại nhà này cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với các loại khác nhờ thời gian thi công ngắn, chi phí bảo hành thấp, giảm đáng kể chi phí nhân công tại công trường, nguyên vật liệu đơn giản không rườm rà. Đặc biệt với các vùng ít chịu lực, nhà tiền chế lại càng bộc lộ tốt những ưu điểm này.
  • Độ bền của nhà tiền chế có thể từ 70 năm đến 100 năm.
  • Thời gian thiết kế, gia công và lắp dựng nhanh chóng, đơn giản bất chấp điều kiện thời tiết. Thông thường, nếu phải mất 6 tháng để thi công kiểu nhà truyền thống thì với nhà tiền chế chỉ cần mất 90 ngày. Việc này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế khi công trình được đưa vào sử dụng và khai thác nhanh.