Hiện rất nhiều kỹ sư cần thiết kế nhà tiền chế và dự toán nhà thép tiền chế nhằm tự động hoá phân tích thiết kế kết cấu khung thép tiền chế đưa ra kết quả cuối cùng là bản vẽ kỹ thuật thi công đối với khung thép có các cấu kiện thanh tiết diện chữ I. Đặc biệt KIW có khả năng thiết kế tối ưu đảm bảo điều kiện chịu lực và tiết kiệm vật liệu nhất
Xã hội hiện đại ngày nay đã có những sự thay đổi vượt bậc trong công nghệ, điều này góp phần rất lớn làm thay đổi bộ mặt của nhiều ngành. Những phần mềm ứng dụng cho kế toán, xây dựng, điện tử – tin học, y tế, nghệ thuật… phát triển không ngừng. Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng nhà tiền chế nói riêng, cũng có rất nhiều phần mềm ứng dụng được giới trong ngành yêu thích.
KIW là phần mềm tự động hoá phân tích thiết kế kết cấu khung thép tiền chế đưa ra kết quả cuối cùng là bản vẽ kỹ thuật thi công đối với khung thép có các cấu kiện thanh tiết diện chữ I. Đặc biệt KIW có khả năng thiết kế tối ưu đảm bảo điều kiện chịu lực và tiết kiệm vật liệu nhất
1. Nhập dữ liệu
– Giao diện đồ hoạ tương tác với người sử dụng.
– Thư viện các sơ đồ kết cấu mẫu hay gặp trong thực tế như khung 1 hoặc nhiều nhịp, các nhịp có thể có độ dốc mái khác nhau.
– Xét tiết diện chữ I của cấu kiện thép, có dạng định hình theo tiêu chuẩn hoặc dạng tiết diện tổ hợp từ thép tấm.
– Đầy đủ các dạng tải trọng tác động trên cấu kiện thanh (tải trọng phân bố đều, tải trọng hình thang, tải trọng hình tam giác, tải trọng dọc trục) và tải trọng nút (tải trọng tập trung, chuyển vị cưỡng bức gối tựa). Tự động dồn một số dạng tải trọng như tải trọng gió theo TCVN 2737-95, tải trọng bản thân, tải trọng tường, tải trọng mái.
– Đầy đủ thông số thiết kế theo Tiêu chuẩn với các cấu kiện dầm, cột trong hệ kết cấu phẳng; đầy đủ các thông số thiết kế cho các chi tiết liên kết với gần 30 dạng liên kết khác nhau.
– Đối với bài toán kiểm tra, chương trình thực hiện kiểm tra cường độ và ổn định đối với các cấu kiện trên cơ sở tiết diện do người sử dụng xác định trước. Đối với bài toán thiết kế, chương trình tự động xác định tiết diện tối ưu cho các cấu kiện chịu lực chính, đảm bảo điều kiện bền và ổn định, đồng thời đảm bảo trọng lượng vật liệu là thấp nhất.
2. Khả năng phân tích thiết kế
– Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để xác định nội lực.
– Tự động tổ hợp nội lực, xác định đường bao nội lực cho từng cấu kiện thanh.
– Thiết kế/kiểm tra các cấu kiện thanh theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Mỹ (AISC-ASD hoặc AISC-LRFD)
– Thiết kế các chi tiết liên kết theo tiêu chuẩn Việt Nam.
– Việc tính toán theo phương pháp lặp trong bài toán thiết kế (người sử dụng không cần phải quan tâm tới tiết diện ban đầu của các phần tử thanh) cho phép xác định tiết diện tối ưu cho các phần tử kết cấu, dẫn tới tiết kiệm vật liệu một cách tối đa (trong mỗi lần lặp, chương trình tự xác định nội lực, thực hiện thiết kế cấu kiện theo tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn Mỹ AISC). Số lần lặp càng nhiều, kết quả ra càng gần tới việc xác định được vật liệu tiết kiệm nhất.
3. Thể hiện kết quả
– Môi trường đồ hoạ thể hiện các kết quả tính như sơ đồ kết cấu, tải trọng, chuyển vị, biểu đồ nội lực (mô men, lực cắt, lực dọc), biểu đồ bao nội lực, sơ đồ tiết diện các cấu kiện thanh.
– Xem và in chi tiết các kết quả tính cho từng nút và từng phần tử trong giao diện đồ hoạ.
– Đầy đủ các báo cáo về nội lực của các phần tử thanh, chuyển vị của các nút, các kết quả thiết kế/kiểm tra cấu kiện thép, các kết quả thiết kế chi tiết liên kết.
– Có thể thay đổi các kết quả tính toán thiết kế tiết diện theo từng cấu kiện và kết quả thiết kế chi tiết liên kết theo từng chi tiết liên kết trong môi trường đồ họa của chương trình.
– Sau khi có kết quả tính toán, người sử dụng có thể “chuyển” toàn bộ kết quả thiết kế dưới dạng bản vẽ thiết kế kỹ thuật (bao gổm bản vẽ khung, các mặt cắt tiết diện, các chi tiết liên kết, bảng thống kê vật liệu sử dụng) vào các môi trường đồ hoạ như AutoCAD để thực hiện in ấn.