Cách tính độ dốc mái tôn nhà xưởng một cách chính xác giúp cho việc thiết kế và thi công dể dàng và đạt hiệu quả cao trong hoàn thành dự án nhà công nghiệp.
Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng nhà công nghiệp
Để làm đúng tiêu chuẩn về cách tính độ dốc mái nhà xưởng nhà công nghiệp buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng cũng như nhà thép tiền chế .Nhà xưởng nhà công nghiệp thường là loại nhà có diện tích bề mặt lớn, nếu áp dụng lợp mái tôn cần chọn độ dốc tối thiểu 10%, tối đa 30%.
Lợp mái nhà xưởng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn độ dốc mái tôn vật liệu vì nhà xưởng chứa nhiều dụng cụ, thiết bị quan trọng. Ốc vít lợp mái tôn nên là loại ốc vít làm từ thép không gỉ mạ crom. Trong quá trình lợp tôn nên sử dụng thêm keo kết dính.
Tuỳ theo điều kiện của vật liệu lợp như thế nào và yêu cầu của việc xây dựng ra sao. Mái nhà sản xuất được thiết kế thoát nước bên trong, bên ngoài và được nối với hệ thống thoát nước chung của xí nghiệp trong quá trình tính độ dốc mái nhà công nghiệp.
Thoát nước ở bên trong cần dùng hệ thống máng treo hay dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong phân xưởng. Mương thoát nước phải được trang bị nắp đậy bằng bê tông và có thể tháo lắp thuận tiện.
Theo tiêu chuẩn tính độ dốc mái của Việt Nam, độ dốc thiết kế mái được qui định.
“TCVN 4604:2012 XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP – NHÀ SẢN XUẤT – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất theo tuân chuẩn như sau:
- Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
- Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
- Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.”
Công thức tính độ dốc mái nhà xưởng
Bạn cần phân biệt độ dốc mái (%) và góc dốc (độ) trong cách tính độ dốc mái tôn. Nhiều người nhầm tưởng độ dốc 100% là góc 90 độ nhưng thực chất lại không phải như vậy. Độ dốc 100% có góc 45 độ khi chiều cao H = chiều dài L của mái dốc. Trong thực tế cuộc sống cũng như trong kỹ thuật, cách tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc nên người ta thường sử dụng khái niệm độ dốc.
Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa Chiều cao/Chiều dài mái tôn được tính bằng công thức:
i = H/L x 100%,
Trong đó :
i là độ dốc
H là chiều cao mái
L là chiều dài của mái.
Ví dụ Công thức tính độ dốc mái nhà công nghiệp
Theo công thức bên trên để tính độ dốc mái nhà công nghiệp ta làm theo ví dụ như sau :
Ta có chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m ? i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%
Cách tính độ dốc mái nhà xưởng bằng công thức tìm Góc dốc anpha
anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180
Ví dụ :
Độ dốc mái là 10%. Ta có H = 1m, L = 10m
? anpha = arctang (1/10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.
Vậy góc dốc mái tôn 5,7 độ
Vậy là chúng ta đã hoàn thành phần tính toán độ dốc mái của nhà xưởng, nhà công nghiệp, giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu thiết kế & tính toán ống thoát nước mưa cho nhà xưởng nhé .
Thiết Kế & Tính Toán Ống Thoát Nước Mưa Cho Nhà Xưởng
Tuy là hạng mục nhỏ như hệ thống thoát nước mưa trên mái cũng có cấu tạo thành nhiều hợp phần khác nhau như: máng hứng nước mưa, phễu thu, ống dẫn…
Tuy tất cả hệ thống thoát nước mưa đều có cấu tạo đơn giản như vậy nhưng khi thiết kế và thi công cần phải hoán đổi, thay thế cho phù hợp giữa thoát nước mưa mái dốc và thoát nước mưa mái bằng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình thi công.
Tiêu chuẩn Thoát nước mưa trên mái? Đường kính ống thoát nước mưa?
- Đường kính ống thoát nước mưa là chủ đề được rất nhiều người quan tâm cho dù là công trình lớn hay nhỏ. Để tính toán hệ thống thoát nước mưa nhà công nghiệp được hiệu quả thì nhất định cần phải tính toán được lượng mưa để từ đó đề ra những biện pháp thiết kế cũng như thi công đường ống thoát nước mưa hợp lý nhất.
Công thức tính lưu lượng thoát nước mưa trên mái? Xác định đường kính ống thoát nước mưa?
Xác định lưu lượng thoát nước mưa trên mái theo công thức sau:
Q = K.S.q5/10000 (l/s)
Trongđó: S=Smái +0.3Stường
Với
- Smái: diện tích của mái, được xác định bằng hình chiếu của mái;
- Stường: Diện tích tường đứng trên mái hoặc tiếp xúc với mái(m2)
- S: diện tích thu nước (m2)
- K: hệ số lấy bằng 2
- Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987.
STT | Trạm | q5 (1/s.ha) | Ghi chú |
1 | Bắc Cạn | 421,9 | |
2 | Bắc Giang | 433,3 | |
3 | Bảo Lộc | 506,26 | |
4 | Buôn Mê Thuột | 387,7 | |
5 | Bắc Quang | 611,14 | Hà Tuyên |
6 | Cà Mau | 507,4 | |
7 | Cửa Tùng | 384,28 | |
8 | Đô Lương | 450,30 | |
9 | Đà Lạt | 416,2 | Liên Khương |
10 | Đà Nẵng | 370,6 | |
11 | Hoà Bình | 384,6 | |
12 | Hải Dương | 450,4 | |
13 | Hà Giang | 390 | |
14 | Hồng Gai | 478,9 | |
15 | Hà Nam | 433,3 | |
16 | Huế | 370,6 | |
17 | Hưng Yên | 450,4 | |
18 | Hà Nội | 484,6 | Láng |
19 | Lào Cai | 450,4 | |
20 | Lai Châu | 391,2 | |
21 | Móng Cái | 524,5 | |
22 | Ninh Bình | 507,4 | |
23 | Nam Định | 433,3 | |
24 | Nha Trang | 281,68 | |
25 | Phù Liễn | 461,8 | |
26 | Plâycu | 392,26 | |
27 | Phan Thiết | 326,14 | |
28 | Quy Nhơn | 342,1 | |
29 | Quảng Ngãi | 416,2 | |
30 | Quảng Trị | 421,9 | |
31 | Thành phố Hồ Chí Minh | 496,0 | |
32 | Sơn La | 370,6 | |
33 | Sóc Trăng | 450,4 | |
34 | Sơn Tây | 484,6 | |
35 | Sapa | 262,3 | |
36 | Thái Bình | 484,6 | |
37 | Tam Đảo | 547,3 | |
38 | Tây Hiếu | 404,8 | |
39 | Tuy Hoà | 356,92 | |
40 | Thanh Hoá | 427,6 | |
41 | Thái Nguyên | 564,4 | |
42 | Tuyên Quang | 440,14 | |
43 | Vinh | 450,40 | |
44 | Văn Lí | 452,68 | Hà Nam Ninh |
45 | Việt Trì | 509,68 | |
46 | Vĩnh Yên | 472,06 | |
47 | Yên Bái | 478,9 | |
Chú thích: | |||
Đối với các địa điểm xây dựng, không có trong danh mục trên có thể lấy trị số cường độ mưa của các địa phương lân cận để tính toán. |
- Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:
nôđ ≥ Q/qôđ
Trong đó:
- Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
- qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
Đường kính phễu thu hoặc ống đứng (mm) | 80 | 100 | 150 | 200 |
Lưu lượng tính toán cho một phễu thu nước mưa 1/s | 5 | 12 | 15 | 80 |
Lưu lượng tính toán nước mưa tính cho 1 ống đứng thu nước mưa 1/s | 10 | 20 | 50 | 80 |
- Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8
Để làm rõ vấn đề trên cũng như đưa ra được ví đụ cụ thể thì NamTrungcons đưa ra một ví dụ thực tế như sau:
Ví dụ: Tính toán thoát nước mưa mái nhà xưởng:
Đối tượng tính toán: Mái nhà xưởng có diện tích 2780 m2, diện tích khác là 200m2. Địa điểm tính toán là Hà Nội. Hãy các định số ống và kích thước ống thoát cho tòa nhà trên:
Lưu lượng nước mưa trên mái:
Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (2780+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .
Q5 tại Hà Nội được tra là 484,6 lít/s.ha ? Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác) ? 289/33 ~ 9 l/s. ? Cầu chắn rác DN100 có khả năng thoát tối đa 12 l/s (theo bảng 9 TCVN 4474-1987) ? Chọn cầu chắn rác DN100.
– Ngoài ra còn có tổng diện tích thu nước sân vườn khác là 500 m² ? Qsv = 48,46 ~ 50 l/s.– Lưu lượng thoát nước của mỗi ống DN100: 50/16~4 l/s ? Ống DN100 có khả năng thoát tối đa 10 l/s (theo TCVN 4474-1987) ? Chọn ống thoát DN100.
Báo giá nhà lắp ghép thi công, sửa chữa mái tôn nhà xưởng
ATPCons hiện cung cấp các dịch vụ cải tạo, thay mái tôn nhà xưởng, sửa chữa nhà xưởng và xây mới nhà lắp ghép cũng như chuyển đổi công năng sử dụng như cơi nới nhà như lên thêm tầng, nối thêm phòng nhà xưởng.
Nếu bạn đang xem xét, tìm kiếm đơn vị thầu cho công trình, mở rộng nhà xưởng, cải tạo sửa chữa nhà xưởng của doanh nghiệp mình. Đừng ngần ngại liên hệ kỹ sư ATPcons để tư vấn và gửi báo giá cũng như hồ sơ năng lự tốt nhất.
- CÔNG TY TNHH ATPCONS XÂY DỰNG
- 36 Đường 4, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
- Tel: (+84) 028 66 808 247
- Hotline: 0909 527 747 (ZALO, Viber)
- Email: atp@atpcons.com – anhthinhphatcons@gmail.com
- Facebook: ATPCons01